Dịch thuật là gì?

[ point evaluation5/5 ]1 people who voted
Đã xem: 4443 | Cật nhập lần cuối: 9/13/2013 9:50:59 PM | RSS

Dịch thuật là gì?

KHÁI NIỆM VỀ DỊCH THUẬT

1. Tính chất dịch thuật

Dịch thuật là gì?

Phiên dịch là chiếc cầu nối giúp cho những người không nói cùng một ngôn ngữ có thể hiểu được điều mà người khác diễn đạt. Nói cách khác phiên dịch là đem thông tin được diễn đạt bằng ngôn ngữ này (gọi là ngôn ngữ nguồn) diễn đạt lại bằng ngôn ngữ khác (gọi là ngôn ngữ đích).

Phiên dịch có hai hình thức: dịch nóidịch viết. Dịch nói là sự chuyển đổi giữa hai loại ngôn ngữ trong việc diễn đạt cùng một thông tin; dịch viết là sự chuyển đổi giữa hai loại văn tự trong việc diễn đạt cùng một thông tin. Dịch nóidịch viết khác nhau về hình thức, nhưng tính chất thì giống nhau, quá trình phiên dịch về cơ bản cũng giống nhau.

Một người phiên dịch đạt chuẩn về dịch nói cũng có thể đảm nhiệm công việc dịch viết. Người phiên dịch nếu không có một nền tảng dịch viết cũng như kiến thưc ngữ pháp vững chắc thì rất khó nâng cao kỹ năng dịch nói. Vì vậy, khi đào tạo người phiên dịch, cần phải coi trọng việc huấn luyện dịch viết, coi đó là bàn đạp để phát triển kỹ năng dịch nói của người phiên dịch.

2. Quá trình dịch thuật

Phiên dịch là một quá trình từ nắm bắt ý tưởng đó tới diễn đạt ý tưởng đó bằng một ngôn ngữ khác. Lấy dịch viết làm ví dụ, khi dịch một bài văn, trước hết người dịch phải hiểu được văn bản gốc, sau đó mới dịch sang ngôn ngữ đích. Như vậy, rõ ràng khả năng hiểu ngôn ngữ nguồn là tiền đề, là cơ sở để diễn đạt lại bằng ngôn ngữ đích.

Trong việc dịch với tiếng Anhngôn ngữ nguồn hay ngôn ngữ đích, bạn cần có trình độ tiếng Anh cao và kiến thức sâu rộng. Để hiểu thấu đáo một văn bản tiếng Anh, ta cũng cần dùng từ điển, thông qua phán đoán dựa trên logic của mạch văn (context), nhờ vậy mà hạn chế được việc hiểu sai.

Trong quá trình phiên dịch, hiểu và diễn đạt (diễn) là hai quá trình tương hỗ. Hiểu chính xác văn bản gốc, sử dụng cấu trúc phù hợp trong ngôn ngữ đích để diễn đạt lại chính xác văn bản gốc.

3. Tiêu chí đánh giá bản dịch

Trung thực và thông suốt dùng làm tiêu chí đánh giá bản dịch nên là một thể thống nhất chứ không phải là hai tiêu chí riêng lẻ trong việc đánh giá bản dịch. Nghĩa là một bản dịch tốt phải trung thành với nội dung và phong cách của nguyên bản, đồng thời đọc lên phải nghe thông suốt tự nhiên. Nếu bản dịch sai với ý tưởng của nguyên bản thì dù lối hành văn trau chuốt đến mấy cũng bằng vô dụng; ngược lại, lối hành văn cứng nhắc, cố trung thành với nguyên bản đến mức đọc lên nghe ngô nghê cũng không được gọi là bản dịch hay được. Do đó bản dịch cần đạt cả các tiêu chí: Tín, Nhã, Đạt (dùng từ Hán Việt dịch từ ba khái niệm tiếng Anh Faithfulness, Good form and Accuracy).

4. Phương pháp dịch thuật

Phiên dịch đúng nghĩadịch ý. Eugene A. Nida, dịch giả đương đại Mỹ nói rất hay: “Translation means translating meaning” ( Dịch thuật nghĩa là chuyển ý). Phương pháp dịch bảo toàn hình thức ngôn ngữ của nguyên bản (từ ngữ, cấu trúc câu, biện pháp tu từ...), đồng thời bản dịch diễn đạt chính xác ý tưởng của nguyên bản, lối hành văn sáng sủa rõ ràng, phù hợp với văn phạm của ngôn ngữ đích, phương pháp dịch này gọi là dịch trực tiếp. Phương pháp dịch trực tiếp có sự khác biệt về bản chất với phương pháp dịch đối chiếu. Dịch trực tiếp là một phương pháp dịch thực thụ, còn dịch đối chiếu vi phạm tôn chỉ của phiên dịchdịch ý. Phiên dịch cốt chuyển tải được ý tưởng của nguyên bản, không phải là tái hiện nguyên bản dưới lớp vỏ của ngôn ngữ khác.

Tuy nhiên, do sự khác biệt về đặc trưng giữa ngôn ngữ nguồn và ngôn ngữ đích, nên đôi khi phương pháp dịch trực tiếp không thể áp dụng được. Trong trường hợp đó, người dịch phải tìm cách thoát khỏi cấu trúc câu trong nguyên bản, dùng cấu trúc câu khác trong ngôn ngữ đích để diễn đạt lại ý tưởng đó. Vì vậy, người dịch phải hiểu thấu đáo nguyên bản, trên cơ sở đó sử dụng kỹ năng diễn đạt ngôn ngữ đích của mình để diễn đạt lại ý tưởng của nguyên bản. Phương pháp này gọi là dịch ý. Trong dịch ý, người dịch phải hiểu bao quát ý nghĩa của cả câu, thậm chí của cả đoạn để diễn đạt lại cho chính xác, không được thêm bớt hay thay đổi ý tưởng của nguyên bản, nếu không sẽ rơi vào lối dịch bừa.

Thông thường, một bản dịch không thể chỉ dùng một phương pháp dịch trực tiếp hay chỉ dịch ý. Phương pháp dịch trực tiếp rất tốt, nó bảo toàn được lối hành văn của nguyên bản, chỉ khi nào không thể dịch trực tiếp mới chọn phương pháp dịch ý.

5. Kỹ năng cần có của người dịch

Công việc dịch thuật đòi hỏi ở người dịch nhiều kỹ năng. Trước hết, đó là trình độ ngôn ngữ (cả ngôn ngữ nguồn – tiếng Anh và ngôn ngữ đích – tiếng Việt) phải cao. Ngoài ra, người dịch còn phải có vốn sống phong phú, kiên thức sâu rộng. Và một điều nữa, cũng như mọi ngành nghề khác, người dịch phải có thái độ cầu thị, không ngừng học hỏi để trau dồi, nâng cao trình độ của mình; làm việc nghiêm túc cẩn trọng, chỉ một thoáng bất cẩn là có thể xảy ra sai sót.

Dịch Anh – Việt là hoạt động chuyển đổi cách diễn đạt giữa hai ngôn ngữ Anh, Việt. Vì vậy cả tiếng Anhtiếng Việt đều quan trọng như nhau. Nếu tiếng Anh kém sẽ ảnh hưởng đến khả năng hiểu nguyên bản (trong dịch Anh sang Việt) và khả năng diễn đạt (trong dịch Việt sang Anh). Nếu kỹ năng diễn đạt tiếng Việt không tốt sẽ làm giảm chất lượng bản dịch.

6. Nhiệm vụ của môn phiên dịch

Phiên dịch là một môn học rèn luyện kỹ năng – kỹ xảo cho học viên . Cũng giống như các môn học rèn luyện kỹ năng – kỹ xảo khác, kỹ năng – kỹ xảo phiên dịch có được là nhờ quá trình luyện tập. Đương nhiên, từ cơ sở thực tiễn đó, người ta cũng quy nạp thành một số lý luận, dùng chúng để hướng dẫn thực tiễn, giúp cho việc luyện tập của học viên có kết quả hơn.