KHÔNG THỂ TRUYỀN GIÁO BẰNG HÌNH THỨC TUNG HÔ, PHÔ TRƯƠNGnew

[ point evaluation5/5 ]2 people who voted
Đã xem: 1633 | Cật nhập lần cuối: 2/18/2019 10:37:36 AM | RSS

KHÔNG THỂ TRUYỀN GIÁO BẰNG HÌNH THỨC TUNG HÔ, PHÔ TRƯƠNG

Kính thưa quý anh chị em,

Thời đại ngày nay con người chúng ta thường thích hưởng thụ, nịnh hót, tung hô, khoe khoang, đặc biệt là các cấp lãnh đạo đời cũng như đạo luôn được dân chúng dành cho họ những cuộc đón rước long trọng. Tuy nhiên xét về khía cạnh tâm hồn thì tất cả đều mang tính chất nặng về hình thức nhẹ về chiều sâu.

Để dễ bề tham luận thì chúng tôi xin trích nguyên văn bài viết của tác giả Thạch Phùng trên tạp chí Đồng Hành trang 16 số ra 27 tháng 12 năm 2018 và bài viết “Dân mừng vì bỏ nhiệt liệt chào mừng” của báo dân trí theo nghị quyết trung ương 4 của Đảng.

Để tỏ lòng yêu kính vị chủ chăn, nhiều giáo xứ đã tiếp đón rất long trọng khi các ngài đến thăm viếng mục vụ. Tuy nhiên, những cuộc tiếp đón đó ngày càng nặng về hình thức, khoa trương quá mức.

Vị Giám mục đi cổng phụ để tránh cuộc đón rước long trọng.

Cách đây không lâu, một vị giám mục được mời đến cử hành bí tích Thêm sức tại Giáo xứ Thánh Đa Minh-Ba Chuông. Ngài đã cố tình đến trước cả giờ đồng hồ và đi vào bằng cổng phụ. Sau đó Đức cha tâm sự với các em thiếu nhi chịu Thêm sức: “Biết các con sẽ làm lễ đón tiếp, băng rôn ở cổng nên cha đi sớm hơn thường lệ để “phá vỡ” kế hoạch đó. Trong hiện tình đất nước, những sự đón tiếp rườm rà là không nên”.

Để đón rước các đấng bậc, nhiều Giáo xứ đã căng băng rôn, biểu ngữ trước khuôn viên nhà thờ, nhiều nơi còn trải thảm đỏ hay chiếu điều. Đoàn thiếu nhi Thánh Thể thì làm hàng rào danh dự, tay cầm băng vải màu, hoa tươi rực rỡ. Hàng ngàn giáo dân ăn mặc chỉnh tề, tiếng kèn đồng, tiếng chuông đổ vang, hay thậm chí cả đoàn xe mô tô, gắn máy treo cờ Hội thánh xếp hàng nghênh đón. Sau lễ, lại một cuộc liên hoan với cha sở, hội đồng mục vụ và một số thành viên khác có liên quan. Mới đây, Đại Hội giới trẻ Giáo tỉnh Hà Nội tổ chức tại Giáo phận Hải Phòng, theo lời Đức Tổng Giám mục Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam Nguyễn Chí Linh khi ngỏ lời trước hàng vạn thanh niên tham dự: “Ban tổ chức đã rất chu đáo đón mỗi vị Giám mục bằng một xe hơi bóng loáng. Có vị đi rửa mặt, lúc bước ra còn có người chờ sẵn bắt tay”.

Ở những xứ toàn tòng thì có lẽ ít ai thắc mắc. Tuy nhiên, ở những xứ có nhiều người thuộc các tôn giáo khác nhau thì đủ lời khen chê. Bên cạnh đó, cũng không ít giáo hữu cảm thấy không vui vì nhận ra, càng ngày các sinh hoạt trong Giáo hội đã “tiếp cận” quá gần với thói đời, nặng hình thức, thích phô trương. Thay vì tất cả vinh quang và lời chúc tụng chúng ta dành hết cho Chúa thì chúng ta lại tâng bốc các đấng quá mức. Có Đức Giám mục còn ví một linh mục nhân kỷ niệm 50 kim khánh linh mục như là một “Thiên Chúa dưới đất”, có vị tân tổng Giám mục khi được đón tiếp hoành tráng quá tại Hà Nội và vì luống cuống quá nên Ngài nói: “Sự đón tiếp choáng ngợp của anh chị em làm cho tôi thấy tôi thật nhỏ bé” (đáng lẽ Ngài nên nói: tôi cảm thấy tôi rất nhỏ bé, thế mà anh chị em lại đón tiếp tôi quá long trọng). khi chúng ta thần thánh hóa quá các đấng bậc thì mới sinh ra những hệ lụy mà không ai dám nói ra vì sợ bị trù dập. Vậy nên có những vị Giám mục khi sang Hoa kỳ thì đến tượng Trần Hưng Đạo để cầu nguyện: “Kính lạy Đức Thánh Trần Hưng Đạo xin thương đất nước Việt Nam chúng tôi”. Sự kiện từ chức của Giáo hoàng Benedict năm 2013 đã kéo theo hệ lụy là nhiều vị xin từ chức và xin nghỉ hưu nhưng thực ra như Đức cha Giuse Nguyễn Năng trong bài giảng ngày chia tay của Đức Hồng y Nguyễn Văn Nhơn khi Ngài được Tòa thánh chấp nhận đơn từ chức: "Trong ngôn ngữ Kinh Thánh, không có ngôn từ "chức vụ" mà không có ngôn từ "chức vụ" thì hiển nhiên cũng không có ngôn từ "nghỉ hưu" hay "từ chức". Có chăng là ngôn từ "sứ vụ". Chúa trao cho Phê rô một "sứ vụ" đó là sứ vụ chăm sóc "con chiên của Chúa" chứ "không phải chiên của Phê rô".

KHÔNG THỂ TRUYỀN GIÁO BẰNG HÌNH THỨC TUNG HÔ, PHÔ TRƯƠNGCây thông 1 tỷ đồng tại giáo xứ nghèo Trại Gáo

KHÔNG THỂ TRUYỀN GIÁO BẰNG HÌNH THỨC TUNG HÔ, PHÔ TRƯƠNG

Sáng sớm giáo phận vinh đã đứng xếp hàng đón đức tân Giám mụcKHÔNG THỂ TRUYỀN GIÁO BẰNG HÌNH THỨC TUNG HÔ, PHÔ TRƯƠNGKHÔNG THỂ TRUYỀN GIÁO BẰNG HÌNH THỨC TUNG HÔ, PHÔ TRƯƠNG

Tạp chí đồng hành số ra ngày 27/12/2018 (Lễ thêm sức tại Giáo họ Vô Nhiễm, hạt Bình giã, Giáo phận Bà Rịa, sau bài cám ơn của vị đại diện, Đức cha Emmanuel Nguyễn Hồng Sơn nhắc nhở, không nên cám ơn, vì đó là công việc, trách nhiệm của người chủ chăn. Khi xã hội chạy theo bề ngoài, hình thức thì Giáo hội cần nội dung và lòng chân thành. Nếu không thì Giáo hội chẳng khác gì xã hội

Thiết nghĩ, các đấng bậc chắc cũng chẳng muốn mình được biến thành một ông quan lớn, để được tung hô bằng những lời chào đón sáo mòn trong nghi thức rất đỗi thế tục như vậy. Ai cũng muốn chấn hưng Giáo hội để giữ gìn sự thanh sạch của đạo thánh Chúa như đức giáo hoàng Francis đã đang triển khai để thay đổi lề thói cũ của Giáo hội.

Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận nói: Sáng danh Chúa mấy phần trăm, ta mấy phần trăm? Thỉnh thoảng đây đó đọc trên mấy bản tin sinh hoạt cộng đoàn thật nức lòng: Đại lễ tổ chức vô cùng thành công, cuộc rước kéo dài cả nửa cây số như ở giáo Phận Vinh,nhiều chục cha đồng tế.Hang đá Giáng sinh dài cả cây số như ở Đồng Nai, cây thông cao ngất ngưởng tốn kém cả tỷ đồng như ở Trại gáo, bữa tiệc kết thúc thật ấm áp linh đình,bà con vô cùng hoan hỉ, chưa có ai bao giờ tổ chức được lớn như thế…

Nhưng hết tiệc ra về rồi là hết. Đại lễ hôm qua hôm nay thành quá khứ xa lơ. Cảm xúc hôm qua hôm nay gọi mãi chẳng thấy về.

Hãy cai chứng bệnh phô trương, vì cái chiều sâu thực sự ít tai quan tâm.

Ta bảo sáng danh Chúa, nhưng xét cho kỹ Chúa mấy phần trăm, ta mấy phần trăm?...

Khi nào thấy sau một cuộc lễ, có nhiều người ăn năn trở lại, cộng đoàn hiệp nhất hơn, đó là dấu hiệu thành công thực sự (trích bài nói chuyện với giới trẻ Việt Nam tại Pháp, năm 1998).

Chắc hẳn, khi thầy Stephanus Nguyễn Khắc Dương sau khi tìm hiểu kỹ về Kinh Thánh thì khẳng định: "Đạo Công Giáo là đạo của khiêm nhường" quả là không sai. Thầy nói: "Chúa Giê Su là Thiên Chúa nhưng Ngài khiêm nhường hạ mình xuống làm Người và làm con Thiên Chúa khi gọi Thiên Chúa là Cha. Bởi lẽ, khi khiêm nhường thì con người luôn biết thân phận mình để luôn cố gắng và cố gắng mãi mà không bao giờ tự mãn". Thầy Nguyễn Khắc Dương mỗi khi phát biểu luôn phát biểu ngắn gọn là: "Kính thưa anh chị em". Thầy giải thích là vì một em bé 5 tuổi gọi Đức Mẹ bằng Mẹ, một ông cha xứ cũng gọi Đức Mẹ là Mẹ, tôi già nấy tuổi rồi cũng gọi Đức Mẹ là Mẹ, vậy tất cả chúng ta là anh em với nhau.

Nguyện xin Chúa và Mẹ Maria ban muôn ơn lành và soi sáng dẫn đường cho Giáo hội luôn đi đúng con đường mà Ngài đã đặt làm nền móng.

Dân mừng vì bỏ “Nhiệt liệt chào mừng…”

https://dantri.com.vn/blog/dan-mung-vi-bo-nhiet-liet-chao-mung-1342418902.htm

(Dân trí) - Một nhà nước của dân, do dân, vì dân và “cán bộ là đầy tớ của nhân dân” như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn mà đi đâu cũng “Nhiệt liệt chào mừng…” thì quả thật là điều xa lạ, phải không các bạn?

Có một văn bản rất quan trọng mà mình tìm mãi mới ra. Đó là cách đây hơn 5 tháng, Văn phòng Trung ương Đảng đã có Công văn số 2430 về một số việc liên quan đến đi công tác cơ sở.

Nội dung Công văn có đoạn: “Tại Hội nghị toàn quốc công tác văn phòng tỉnh ủy, thành ủy (ngày 28 và 29-9-2011), đồng chí Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư đã yêu cầu: khi các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước đến thăm và làm việc với địa phương, đơn vị, không được treo khẩu hiệu “Nhiệt liệt chào mừng …” ở ngoài và trong nơi làm việc của lãnh đạo với địa phương, đơn vị. Việc này cần phải được thực hiện thống nhất và thực hiện ngay trong toàn bộ hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở.

Tuy nhiên, thời gian vừa qua, nhất là trong dịp trước, trong và sau tết Nhâm Thìn 2012, một số tỉnh, thành phố, cơ quan, đơn vị khi đón tiếp các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước đến thăm, làm việc vẫn treo khẩu hiệu “Nhiệt liệt chào mừng đồng chí …” hoặc “Chào mừng đồng chí …”.

Theo ý kiến chỉ đạo của đồng chí Thường trực Ban Bí thư, Văn phòng Trung ương Đảng đề nghị các tỉnh ủy, thành ủy, các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Trung ương chỉ đạo chặt chẽ để thực hiện nghiêm chỉnh các quy định nói trên”.

Đây là một văn bản trong số hàng ngàn văn bản đã được ban hành nhưng nó thật sự có ý nghĩa xã hội. Nếu như trước đây, không ít trường hợp khi có cán bộ lãnh đạo đến địa phương nào là địa phương đó tổ chức đón rước linh đình với những băng biển “Nhiệt liệt chào mừng…” , “Chào mừng đống chí…” treo la liệt cả trong và ngoài phòng họp. Có trường hợp lãnh đạo trung ương đến làm việc, địa phương tổ chức đón từ đầu địa giới, khi về tiếp tục đưa rước đến hết địa giới địa phương mình.

Ban đầu, “Nhiệt liệt…” chỉ dừng ở cán bộ trung ương về tỉnh rồi lan dần đến cán bộ tỉnh về huyện cũng “Nhiệt liệt chào mừng…”. Huyện về xã cũng lại “Nhiệt liệt chào mừng…”. Thậm chí, có địa phương còn “Nhiệt liệt chào mừng đồng chí…” về chỉ đạo chống bão lũ.

Tiếp xúc với cử tri Hà Nội ngày 29/6 vừa qua, TBT Nguyễn Phú Trọng cho biết tình trạng “Nhiệt liệt chào mừng…” đã được khắc phục và đó là bước đầu thực hiện Nghị quyết Trung ương 4.

Đây quả là một tín hiệu đáng mừng bởi một nhà nước của dân, do dân, vì dân và “cán bộ là đầy tớ của nhân dân” như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn mà đi đâu cũng “Nhiệt liệt chào mừng…” thì quả thật là điều xa lạ, phải không các bạn?

Bùi Hoàng Tám

PS: H-T