Phương Pháp Học Đại Học Hiệu Quả

[ point evaluation5/5 ]1 people who voted
Đã xem: 3597 | Cật nhập lần cuối: 9/14/2014 10:06:26 PM | RSS

Phương Pháp Học Đại Học Hiệu Quả

Học hiệu quả với phương pháp ASPIRE

Sắp tới kỳ thi, các bạn học sinh, sinh viên lại cuống cuồng “vùi mài kinh sử”. Học quên ăn, không được ngủ. Nhưng khổ thay, càng học, nhiều bạn lại thấy mình càng chả nhớ được là bao.
Hãy thử vận dụng phương pháp học A.S.P.I.R.E do chuyên gia J.R. Hayes đề xuất nhé:

A — Approach: Tạm dịch “Phương pháp tiếp cận”
Bạn nên nhớ, mỗi ngành khoa học, môn học, chương học đều có những phương pháp tiếp cận khác nhau. Bạn cần nắm rõ phương pháp tiếp cận ấy & chọn phương pháp, công cụ học phù hợp. Nếu không biết, hãy hỏi thầy cô của bạn!
Ví dụ: Bạn không thể giỏi toán bằng cách học thuộc lòng, nhưng ngoại ngữ mà không chịu học thuộc thì không thể giỏi được.


S — Select : Lựa chọn
Đừng nghĩ học tất cả những gì thầy cô dạy thì bạn sẽ có thể giỏi & có được điểm cao. Chỉ khoảng 20% nội dung chương trình học có thể mang đến cho bạn 8/10 điểm đấy. Vì vậy, hãy chú ý và biết xác định đâu là nội dung thực sự quan trọng. Hãy học thật tốt và học nhiều hơn điều thầy cô dạy với phần học ấy để lấy đủ 8 điểm bạn nhé!
Vấn đề là làm sao biết được đâu là nội dung quan trọng để chú tâm học tập?
Bật mí với bạn mẹo nhỏ: bạn chú ý lúc giảng bài, nếu thầy cô chú ý, nhắc đi nhắc lại một nội dung nào nhiều thì đấy chính là nội dung quan trọng. Bạn cũng có thể dùng tư duy logic của mình để phán đoán, những phần học nào có liên quan nhiều đến phần học khác hoặc nhiều năm học trước thì đó chính là nội dung rất quan trọng đấy.


P — Put together : Tổng hợp lại những gì bạn đã học bằng cách tóm tắt
Bạn không nên học thuộc lòng theo sách hay ghi chép, kể cả những môn cần học thuộc lòng như: sử, địa,… mà cần phải tóm lược lại kiến thức vàhọc bằng chính ngôn ngữ của mình. Bạn có thể sử dụng mọi cách tóm tắt mà bạn thấy dễ nhớ nhất với mình như: vẽ sơ đồ tư duy, kẻ bảng so sánh, hình minh họa, lược đồ… Cách này làm cho bài học trở nên gọn gàng & gần gũi với bạn hơn. Vì vậy, bạn cũng sẽ dễ nhớ hơn.

I — Inspect: Kiểm tra
Hãy kiểm tra sự hiểu biết của bạn bằng cách vận dụng bài học vào thực tế cuộc sống xung quanh bạn.
Học toán không chỉ để bạn biết giải toán đúng, nó còn giúp bạn phát huy khả năng tư duy sáng tạo, tư duy logic, tư duy phản biện,… Tương tự như vậy, những môn học khác cũng có những giá trị riêng, hãy vận dụng nó để nó trở nên có ích hơn với chính bạn. Bằng cách này, kiến thức bạn học ở trường mới trở thành tri thức. Và chỉ khi là tri thức của mình, kiến thức mới thực sự có giá trị và bạn sẽ không bao giờ quên được nó nữa.

R — Reconsider: Xem xét lại
Thử đối chiếu những hiểu biết và trãi nghiệm của bạn với những trãi nghiệm của người khác (thầy cô, bài viết liên quan đến kiến thức đó, …) xem giữa ta và họ có sự khác biệt nào không? Nếu có. Bạn đừng quá lo lắng vì rất có thể phát hiện của bạn chính là phát hiện mới nhất đấy và có khi bạn sẽ là thiên tài trong tương lai. Tuy nhiên, để đảm bảo mình không chủ quan, hãy hỏi tại sao có sự khác biệt này? Lý giải được điều đó, càng làm bạn hiểu & nhớ bài tốt hơn nữa.

E — Evaluate: Định giá
Dùng trí tưởng tượng của mình để dự đoán xem đề thi sẽ như thế nào? Bạn sẽ làm như thế nào? Mất bao lâu? Những nội dung chính nào?... Và bạn có thể đạt bao nhiêu điểm. Điều này giúp bạn nhận thức được mình cần đầu tư thêm những gì và cũng tự tin, chủ động hơn khi bước vào kỳ thi chính thức.

Nguồn:

http://hungvuong.edu.vn/forum/showthread.php?t=1181&page=1

---

Phương pháp POWER: 


Từ 
POWER ở đây vừa có nghĩa là “sức mạnh”, “năng lực”, vừa là tên gọi của một phương pháp học tập ở bậc đại học do GS. Robert Feldman (Đại học Massachusetts) đề xướng nhằm hướng dẫn sinh viên, đặc biệt là sinh viên năm một, cách học tập có hiệu quả nhất. Phương pháp POWER có 5 yếu tố cơ bản (POWER là viết tắt của năm từ chỉ năm yếu tố cơ bản này):

- 
Chuẩn bị, sửa soạn - PREPARE: Quá trình học tập ở đại học không phải chỉ bắt đầu từ giảng đường khi sinh viên nghe thầy giáo giảng bài hoặc trao đổi, tranh luận với các bạn đồng học. Quá trình này chỉ thật sự bắt đầu khi sinh viên chuẩn bị một cách tích cực các điều kiện cần thiết để tiếp cận môn học như đọc trước giáo trình, tìm tài liệu có liên quan. Sự chuẩn bị tư liệu này càng có hiệu quả hơn khi đi liền với nó là sự chuẩn bị về mặt tâm thế để có thể tiếp nhận kiến thức một cách chủ động và sáng tạo. Với sự chuẩn bị tâm thế này, sinh viên có thể chủ động tự đặt trước cho mình một số câu hỏi liên quan đến nội dung sẽ được học trên lớp, thậm chí có thể tự tạo cho mình một cái khung “tri thức” để trên cơ sở đó có thể tiếp nhận bài học một cách có hệ thống. Tóm lại: “Học là quá trình hợp tác giữa người dạy và người học”. 

- 
Tổ chức - ORGANIZE: Sự chuẩn bị phía trên sẽ được nâng cao hơn nữa khi sinh viên bước vào giai đoạn hai. Giai đoạn người sinh viên biết tự tổ chức, sắp xếp quá trình học tập của mình một cách có tổ chức và hệ thống. 

- 
Làm việc - WORK: Một trong những sai lầm của phương pháp học tập cũ là tách rời việc học tập ra khỏi lao động trong khi lao động chính là một quá trình học tập có hiệu quả nhất. Trong giai đoạn này sinh viên phải biết cách làm việc một cách có ý thức và có phương pháp ở trong lớp cũng như ở phòng thí nghiệm, thực hành. Các hình thức lao động trong môi trường đại học rất đa dạng và phong phú: lắng nghe và ghi chép bài giảng, thuyết trình hoặc thảo luận… 

- 
Tự đánh giá - ESTIMATION: Sinh viên phải biết tự đánh giá chính bản thân mình ngoài hệ thống đánh giá của nhà trường. Chỉ có qua đánh giá một cách trung thực sinh viên mới biết mình đang đứng ở vị trí, thứ bậc nào và cần phải làm thế nào để có thể cải thiện vị trí, thứ bậc đó. Tự đánh giá cũng là một hình thức để nâng cao trình độ và ý thức học tập. 

- 
Suy nghĩ lại - RETHINK: Khả năng suy nghĩ lại này luôn giúp cho sinh viên biết cách cải thiện điều kiện, phương pháp và kết quả học tập của mình. Về bản chất, tư duy đại học không phải là tư duy đơn tuyến, một chiều mà đó là thứ tư duy đa tuyến, phức hợp đòi hỏi người học cũng như người dạy, nghiên cứu phải có tính sáng tạo cao, luôn luôn biết cách lật ngược vấn đề theo một cách khác, soi sáng vấn đề từ những khía cạnh chưa ai đề cập tới. Khả năng suy nghĩ lại này cũng gắn liền với khả năng làm lại (REDO) và tái tạo quá trình học tập trên căn bản nhận thức mới đối với vấn đề và kết quả đặt ra. Cuối cùng chữ R của giai đoạn thứ 5 này cũng có nghĩa là RECREATE (giải lao, giải trí, tiêu khiển), một hoạt động cũng quan trọng không kém so với các hoạt động học tập của sinh viên.

Nguồn:

http://danhim.net/diendan/showthread.php?t=2459

---

Phương pháp học tập hiệu quả

Trong quá trình học tập, học sinh thường rơi vào một trong những rắc rối sau: Thứ nhất, không thể áp dụng tính năng động của bản thân vào những trường hợp vô cùng đơn giản, hay nói một cách khác, đây là tuýp người luôn quan trọng hóa vấn đề, biến cái đơn giản nhất thành cái khó nhất và ngược lại, một vấn đề khó ư? Chuyện nhỏ, đối với họ chẳng là gì. Kiểu thứ hai là mẫu người luôn tự đẩy mình vào tình trạng không biết phải phân bố thời gian thế nào cho hợp lý để có thể học hết khối lượng kiến thức dày đặc. Và cả kiểu thứ ba, thứ tư... nữa chứ. Nhưng thôi hãy tạm quên chúng đi, sau đây là phương pháp học sao cho có hiệu quả.
Phương pháp này có thể chia làm ba giai đoạn như sau:
Phương pháp học tập có hiệu quả

1. Giai đoạn thứ nhất: Trước khi học.
Nhận thức ở đây có nghĩa là phải hiểu được yêu cầu mà quá trình học đòi hỏi. Tiếp theo bạn phải biết quản lý những đặc điểm tính cách của bạn. Giả sử bạn là một người nóng tính, khi đã ngồi rất lâu rồi mà bạn vẫn chưa tìm ra cách giải của một bài toán khó đột nhiên bạn thấy bực mình vô cớ và không muốn họcn nữa, hãy tìm cách để kiểm soát cơn giận đó. Có thể chỉ dùng một biện pháp đơn giản như: trước khi học, bạn hãy viết lên một mảnh giấy nhỏ dòng chữ "Tức giận chẳng giải quyết được vấn đề gì" để trước mặt, mỗi lần bạn thấy bực tức hãy nhìn vào mảnh giấy đó, thư giãn một vài phút sau đó lại bắt tay làm lai từ đầu để tìm ra được vướng mẳc của bài toán... Bước tiếp theo là lên kế hoạch, hãy phân chia thời gian cụ thể để học từng môn một.
Ví dụ như bạn quy định trong buổi chiều nay bạn sẽ phải học được hai môn đó là: Toán, Lý và bạn đặt kế hoạch cho mình là phải học trong vòng ba tiếng từ 2 giờ - 5 giờ. Như vậy không có nghĩa là bạn sẽ chia đều ra mỗi môn hoc trong khoảng thời gian là một tiếng rưỡi mà trước khi lên kế hoạch bạn hãy giành chút thời gian để ước lượng xem môn nào có số lượng kiến thức nhiều hơn rồi từ đó phân bố thời gian học sao cho hợp lý. Tốt nhất là bạn hãy bắt đầu học từ môn nào mà bạn ưa thích hơn để tạo cho mình niềm say mê học tập.

2. Giai đoạn thứ hai: Trong quá trình học
Tính linh động trong việc đưa ra những lựa chọn đúng đắn là rất cần thiết trong giai đoạn này. Hãy thử hình dung thế này nhé:
Bạn đang cần chứng minh một bài toán nhưng để chứng minh được nó bạn cần áp dụng một bất đẳng thức A nào đó. Tuy bất đẳng thức này thường được dùng nhưng khi phải chứng minh bạn đột nhiên lại chẳng nhớ phải chứng minh thế nào, lúc này bạn sẽ phải đặt mình trước hai sự lựa chọn.
+ Thứ nhất:
 không cần chứng minh cứ thế làm tiếp để dành thời gian còn học các môn khác.
+ Thứ hai:
 
là cố gắng lục lọi lại cách chứng minh bất đăng thức đó trong chồng sách vở cũ dù mất khá nhiều thời gian.
Bạn chọn cách nào đây, tất nhiên trong phương pháp này, bạn sẽ phải chọn cách hai nếu như bạn không muốn rơi vào hoàn cảnh một ngày kia bạn gặp lại bài toán này trong một bài kiểm tra. Bạn có muốn mình sẽ bị trừ điểm chỉ vì trong bài tọán có dòng chữ áp dụng bất đẳng thức A mà lại chẳng có nổi phần chứng minh bất đẳng thức A hay không?


3. Giai đoạn thứ 3: Sau khi học xong

Trong giai đoạn cuối cùng này bạn hãy tự thực hiện môt "cuộc càn quét" lại những gì mà bạn đã học được. Chẳng hạn bạn có thể ghi lại vào một mảnh giấy cách chứng minh bất đẳng thức A (nêu trên) hay những công thức, định lý... mà bạn vừa học xong hoặc làm riêng cho mỗi bộ môn một quyển sổ nhỏ. Đây sẽ chính là quyển sổ tóm tắt lý thuyết của riêng bạn. Với cách này bạn sẽ nhớ lâu hơn những gì mà mình đã học được và cũng sẽ dễ dàng hơn nếu chẳng may bạn lại quên cách chứng minh bất đẳng thức A một lần nữa. Bạn sẽ không còn phải mất nhiều thời gian để lục tìm lại đống sách vở cũ nữa đâu.